Văn hóa làm việc của người Hàn Quốc

Văn hóa làm việc của người Hàn Quốc Ngày nay, Hàn Quốc là nước nhanh nhất trên thế giới. Tôi sẽ lấy sân bay quốc tế Incheon làm ví dụ. ...

Văn hóa làm việc của người Hàn Quốc

Ngày nay, Hàn Quốc là nước nhanh nhất trên thế giới. Tôi sẽ lấy sân bay quốc tế Incheon làm ví dụ. Sân bay này được đưa vào hoạt động năm 2001 và trong 7 năm liên tiếp được bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới. Năm nay, sân bay Incheon còn được nhận giải thưởng danh dự về thẻ điểm cân bằng thế giới (BSC Hall of Fame). Cơ sở vật chất tốt và nhân viên rất thân thiện. Tuy nhiên, then chốt của sức cạnh tranh nằm ở “tốc độ”. 

Thời gian thực hiện thủ tục xuất cảnh tại sân bay quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế là 60 phút. Tuy nhiên, ở sân bay Incheon chỉ mất 16 phút. Thời gian thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn quốc tế là 45 phút nhưng thời gian trung bình thực hiện ở sân bay Incheon chỉ mất 12 phút. Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng như vậy là nhờ hệ thống máy tính hàng đầu giúp dự báo trước sự tăng, giảm của số lượng hành khách và hàng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình làm thủ tục. Đương nhiên hệ thống này có thể áp dụng tại các sân bay khác nhưng nếu không có nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản thì rất khó để thực hiện.


Văn hóa làm việc của người Hàn Quốc
Bên cạnh đó, đặc thù về văn hóa thời gian cũng được phản ánh, khi được hỏi làm thế nào mà dịch vụ của sân bay Incheon lại nhanh nhất thế giới, Tổng Giám đốc Tổng công ty sân bay quốc tế Incheon đã trả lời rằng không chỉ nhờ hệ thống điện tử hàng đầu và nguồn nhân lực chất lượng cao mà chính thái độ của hành khách cũng đóng góp một phần không nhỏ. Tại các sân bay như John F Kenedy của Mỹ hay sân bay Chicago, khi có loa thông báo “Xin quý hành khách hãy chờ đợi” thì hành khách hãy chờ đợi, nhưng ở sân bay của Hàn Quốc, hành khách sẽ không nghiễm nhiên ngồi đợi như vậy mà sẽ tập trung lại để kháng nghị. Chính áp lực từ những hành khách không thể chịu đựng được sự chờ đợi và luôn mong muốn được hưởng dịch vụ nhanh chóng đã giúp tạo ra dịch vụ nhanh nhất thế giới.

Tại Hàn Quốc, cứ 5 năm bầu cử Tổng thống một lần và 4 năm bầu cử Nghị sĩ Quốc hội một lần. Dù cuộc bầu cử diễn ra trên quy mô toàn quốc nhưng quyết định đắc cử cuối cùng sẽ được xác nhận ngay trong buổi tối diễn ra bầu cử. Bởi vì hệ thống quản lý bầu cử, chương trình kiểm phiếu và hệ thống truyền hình kê khai phiếu rất phát triển. Ngay cả ở Mỹ cũng không thể đạt đến tốc độ kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử nhanh đến như vậy. Có những quốc gia phải mất vài ngày mới xác nhận được kết quả bầu cử.

Tính cách của người Hàn Quốc rất vội vàng. Nhiều người Hàn Quốc bị bỏng tay khi mua cà phê ở máy bán cà phê tự động do tính cách vội vàng đã đưa tay vào lấy cốc cà phê khi cà phê chưa được đổ đầy. Cách đây không lâu, một CEO người Pháp từng làm việc tại Hàn Quốc khi quay trở về Pháp đã từng nói rằng: Nếu việc điều hành doanh nghiệp ở Châu Âu giống như lái một chiếc ô tô thông thường thì việc điều hành doanh nghiệp ở Hàn Quốc giống như lái một chiếc xe đua”. Tại sao Hàn Quốc lại trở thành một quốc gia nhanh đến như vậy? Có rất nhiều nguyên do:


Văn hóa làm việc của người Hàn Quốc

Nguyên nhân đầu tiên là nhờ công nghệ thông tin làm nền tảng cho cuộc sống sinh hoạt và hoạt động hành chính. Theo các báo cáo của Tổ chức OECD, tính đến tháng 12/2011, Hàn Quốc là nước đầu tiên đạt 100% tỉ lệ phổ cập internet tốc độ cao. Đây là tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Tỷ lệ phổ cập điện thoại di động đạt 103,9% với 52 triệu chiếc. Hệ thống chính phủ điện tử được UN đánh giá đứng đầu thế giới. Đa số hồ sơ khiếu nại của người dân có thể được giao đến tận nhà, thậm chí người dân có thể nhận những giấy tờ này tại các máy phát hồ sơ thủ tục hành chính được lắp đặt tại các trung tâm thương mại. Công nghệ thông tin cũng được thay đổi từ thời gian analog sang thời gian kỹ thuật số.

Nguyên nhân thứ hai là bởi hiệu quả học tập sinh ra từ quá trình bắt kịp các nước phát triển. Để đuổi kịp Mỹ và Châu Âu, những quốc gia đã đi trước một bước trong cuộc cách mạng công nghiệp, trong thời gian qua Hàn Quốc đã tiến hành hai cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt là “cuộc chiến theo đuổi” và “cuộc chiến tốc độ”. Có thể nói hai cuộc chiến này đã phần nào thành công và qua đó người Hàn Quốc cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của tốc độ.

Nguyên nhân thứ 3 là nhờ sản vật lịch sử, Hàn Quốc đã trải qua một thời gian dài chịu ách thống trị của thế lực ngoại xâm và đặc biệt là cuộc chiến tranh liên Triều nổ ra ngày 25/6/1950. Để có thể sinh tồn, người Hàn Quốc không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đi sơ tán và nhiều người khẳng định quá trình đó đã giúp tăng tính tốc độ của người Hàn Quốc.

Lý do thứ tư là bởi kinh nghiệm thành công của việc kinh doanh tốc độ. Ngày nay, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Poso, Hyundai… có thể tăng cường năng lực cạnh tranh trên toàn thế giới cũng là nhờ tốc độ. Việc nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, thay đổi thiết kế, nhanh chóng quyết định ý tưởng, dịch vụ… đã giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và mức độ làm hài lòng khách hàng, qua đó dần dần nâng cao năng lực tốc độ. Việc Hàn Quốc trở thành nước nhanh nhất trên thế giới như vậy có thể nói là sản phẩm phức hợp bởi nhiều yếu tố như công nghệ thông tin, giáo dục, hiệu quả học tập, yếu tố văn hóa, yếu tố tâm lý, yếu tố lịch sử…
Ngày nay, Hàn Quốc đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng tốc độ với nền tảng là công nghệ thông tin và tất cả các doanh nghiệp đều đang thực hiện kinh doanh tốc độ, dịch vụ nhanh chóng. Khách du lịch và các thương gia đến từ khắp nơi trên thế giới đều cho biết cú sốc văn hóa đầu tiên họ cảm nhận khi đặt chân đến Hàn Quốc là “nhanh nhanh”. Và đây cũng là từ tiếng Hàn đầu tiên họ học. Học giả tương lai nổi tiếng thế giới là Alvin Topler từng khẳng định thời đại thế giới chia thành nước mạnh, nước yếu; nước lớn, nước nhỏ đã qua và nay là thời đại thế giới chia thành nước nhanh và nước chậm. Nước nhanh và nước chậm, doanh nghiệp nhanh và doanh nghiệp chậm, giao thông nhanh và giao thông chậm, vũ khí nhanh và vũ khí chậm, người nhanh và người chậm… Sự nhanh và chậm sẽ quyết định năng lực cạnh tranh.

Hàn Quốc là nước nhanh nhất thế giới. Việc Hàn Quốc gia nhập các nước phát triển trong vòng vài chục năm không phải là một việc ngẫu nhiên mà vì Hàn Quốc đã biết cách hoàn hợp với hệ thống giá trị mới của thế giới. Trong giai đoạn những năm 70 – 80, Hàn Quốc đã phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo quy mô” với trọng tâm là các công ty tài phiệt. Từ sau năm 1990, Hàn Quốc phát triển thông qua “lợi thế kinh tế theo tốc độ”. Bước vào thế kỷ 21, Hàn Quốc đã và đang phát triển theo mô hình độc đáo của Chính phủ điện tử và chủ nghĩa dân chủ kỹ thuật số. Kể từ khi nhậm chức Giám đốc COTI, tôi luôn tâm niệm slogan: “Giáo dục thay đổi khung suy nghĩ” và nỗ lực để đào tạo “cán bộ suy nghĩ rộng lớn hơn”, “cán bộ suy nghĩ nhanh hơn”, “cán bộ suy nghĩ công bằng hơn”. Tôi luôn mưu cầu một sự cải cách giáo dục sẽ hợp nhất sức mạnh giáo dục và sức mạnh của tốc độ.

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều khó khăn và chu kỳ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đang dần ngắn lại. Nếu trước đây chu kỳ này là 10 năm thì đến nay rút ngắn xuống chỉ còn 5 năm, 3 năm. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngắn nghĩa là khủng hoảng sẽ đến nhanh hơn nhưng tốc độ khắc phục khủng hoảng cũng nhanh hơn. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng lúc sẽ cho chúng ta cả khủng hoảng và cơ hội. Chỉ những ai nhanh mới kịp ngăn chặn khủng hoảng và tạo ra cơ hội. Trong tương lai, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ còn diễn ra rất nhiều nhưng tôi tin rằng Hàn Quốc sẽ khắc phục tốt. Bởi chỉ cần có sức mạnh giáo dục và sức mạnh tốc độ thì dù là gì cũng có thể đối phó được.

Chính phủ của Tổng thống Lee Myung-bak hiện nay là chính phủ chuyển động nhanh nhất kể từ khi Hàn Quốc xây dựng đất nước. Bởi không chỉ cơ sở hạ tầng tốc độ và văn hóa tốc độ phát triển tốt trong thủ tục hành chính và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà phong cách lãnh đạo của Tổng thống Lee Myung-bak cũng rất nhanh. Tốc độ suy nghĩ, tốc độ đưa ra quyết định, tốc độ thi hành của ông đều rất nhanh. Biệt hiệu của ông là “Early Bird” bởi dù ngủ sớm hay ngủ muộn thì thời gian thức dậy của ông luôn là 4 giờ sáng. Gần đây ông còn có thêm một biệt hiệu mới là “Early Mover”, biệt hiệu này được đặt khi ông là người đi tiên phong trên thế giới trong việc đối phó trước với biến đổi khí hậu thông qua tăng trưởng xanh. Trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, viện trợ toàn cầu ông cũng di chuyển rất nhanh. Tôi cho rằng đây chính là động lực giúp Hàn Quốc là nước đầu tiên trong số thành viên OECD thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, nó cũng giúp nâng cao vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Trong tương lai, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực hành chính nhanh như lĩnh vực giáo dục và xây dựng hệ thống chính phủ điện tử.

Đào tạo cán bộ Việt Nam

COTI đã và đang tiến hành đào tạo các cán bộ ưu tú của Việt Nam và trong thời gian qua đã có 252 cán bộ Việt Nam được tham gia đào tạo. Riêng năm 2012, đã có thêm các cán bộ của Việt Nam sang Hàn Quốc tham gia khóa đào tạo phát triển hành chính quốc tế. Tất cả 252 học viên này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy mối quan hệ hai nước. Bên cạnh đó, COTI phối hợp với tổ chức KOICA triển khai Chương trình tăng cường năng lực cấp lãnh đạo tương lai Việt Nam. Chương trình này được thực hiện trong 3 năm từ 2013 – 2015 với quy mô 800 nghìn USD nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai nước, chia sẻ kinh nghiệm phát triển và chính sách của Hàn Quốc thông qua việc xây dựng mạng lưới với các cán bộ cấp lãnh đạo tương lai Việt Nam.

Tôi cho rằng, tính cần mẫn và trung thành của người Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì Việt Nam sẽ vươn lên trở thành nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa thông qua sự giao lưu, hợp tác văn hóa và giáo dục. Và tôi cũng hi vọng rằng, hai nước sẽ cùng đóng góp cho thế giới thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển của hai nước với các nước đang phát triển.

Kết luận

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ngài Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thuyết giảng tại Học viện ngày hôm nay, đồng thời xin chân thành cảm ơn tất cả các cán bộ của Học viện đã dành sự chú ý lắng nghe bài thuyết giảng của tôi trong một thời gian dài. Tôi rất mong được gặp lại các quý vị tại Viện Đào tạo cán bộ Trung ương Hàn Quốc.

Related

Culture 7061977069987353123

Đăng nhận xét

emo-but-icon

TÌM TRƯỜNG

Seoul (21) Busan (6) Gyeonggi do (5) Suwon (4) Daejeon (2) Gwangju (2) Incheon (2) Ulsan (2) Ansan (1) Cheonan (1) Cheongju (1) Chungju (1) Daegu (1) Daejon (1) Gyeongju (1) Gyeongsang (1) Jeju (1) Jeonju (1) Mapo (1) Pohang (1) Sangnok-gu (1) Seongdong-gu (1)

Recent Posts

Thời tiết

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -