Yếu tố thành công của nền kinh tế Hàn Quốc

Yếu tố thành công của nền kinh tế Hàn Quốc Nhiều nước phát triển sau trên thế giới đang chọn Hàn Quốc làm mô hình tăng trưởng. Lý do là...

Yếu tố thành công của nền kinh tế Hàn Quốc

Nhiều nước phát triển sau trên thế giới đang chọn Hàn Quốc làm mô hình tăng trưởng. Lý do là bởi trong quá khứ các quốc gia đó cũng đã trải qua thời kỳ bị xâm lược, thời kỳ chiến tranh, quá trình công nghiệp hóa, dân chủ hóa… giống như Hàn Quốc trước đây. Việc không lựa chọn các nước phát triển không cùng chung con đường với mình như Mỹ, Anh, Pháp… mà lựa chọn quốc gia có những kinh nghiệm lịch sử giống mình là Hàn Quốc làm mô hình phát triển sẽ giúp cho các quốc gia đó học hỏi được nhiều điều hơn. Nói một cách khác, Hàn Quốc hiện đang được coi như một cuốn sách giáo khoa toàn cầu đối với những nước phát triển sau. Việc Hàn Quốc chia sẻ những kinh nghiệm phát triển với các quốc gia đó sẽ tạo lợi ích cho cả Hàn Quốc, cả nước được chia sẻ và cả cộng đồng quốc tế nói chung.

sự phát triển của Kinh tế Hàn Quốc
Có rất nhiều nhân tố thành công để giúp Hàn Quốc tăng trưởng một cách ngoạn mục như vậy. Đó chính là nhờ năng lực lãnh đạo tài tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ, chính sách ngoại giao thực tiễn lấy Mỹ làm trọng tâm trong thời kỳ Mỹ và Liên Xô cạnh tranh, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa, tính cần mẫn và trung thành của người dân, nhiệt huyết giáo dục cao nhất thế giới, tham vọng đáp ứng mục tiêu của cá nhân và cạnh tranh tự do, khả năng tiếp thu nhanh chóng văn minh và xu hướng mới của thế giới, dám đương đầu thử thách… Trong số rất nhiều nhân tố kể trên, ngày hôm nay tôi sẽ chỉ đề cập đến hai nhân tố là “giáo dục” và “văn hóa nhanh nhanh”.

Tổng đài tư vấn: (08) 6 6868 999 - 0979 13 5252

Giáo dục

Lý do tôi muốn nói về giáo dục là bởi bản thân tôi đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc Học viện Đào tạo cán bộ Trung ương chuyên đào tạo các cán bộ nhà nước của Hàn Quốc và bởi các quý vị tham gia buổi thuyết trình hôm nay đều quan tâm sâu sắc đến giáo dục nên Ngài Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn đã mời tôi tới thuyết trình tại đây. Và lý do tôi đề cập đến “văn hóa nhanh nhanh” là bởi tôi cho rằng nhân tố văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình phát triển của Hàn Quốc chính là “văn hóa nhanh nhanh”.
Trước tiên, tôi xin được trình bày về nền giáo dục của Hàn Quốc, “Giáo dục thay đổi số phận”  đây chính là triết học của tôi. Giáo dục thay đổi số phận của cá nhân, số phận của gia đình, số phận của doanh nghiệp và số phận của quốc gia. Giáo dục quyết định tính sản xuất, năng lực cạnh tranh, luân lý và chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình chứng minh số phận thay đổi thông qua giáo dục. “Một đất nước từng nghèo hơn cả Kenya – quê hương của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nước phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của Hàn Quốc”, Tổng thống Mỹ Barrack Obama đã từng phát biểu công khai nhiều lần như vậy.

Từ cách đây 1.200 năm, Hàn Quốc đã có văn hóa trọng thị giáo dục như tuyển chọn quan lại thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai mà chúng tôi vẫn gọi là khoa cử. Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 19, Hàn Quốc không thể tiếp nhận nền văn minh mới với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây mà bị chìm sâu vào những phong tục truyền thống và chìm nghỉm dưới ách thống trị của thực dân Nhật. Một quốc gia từng đi trước Nhật lại không thể sớm tiếp nhận nền văn minh mới mà trở thành thuộc địa của Nhật, điều này khiến người dân Hàn Quốc sâu sắc tự kiểm điểm mình và tìm kiếm cách giải quyết mới. “Biết nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được”. Điều này đã trở thành tiêu ngữ chung của toàn thể người dân Hàn Quốc thời kỳ bị thực dân Nhật xâm lược. Sau khi giải phóng và tuyên bố độc lập vào năm 1945, Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi mới, trở thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Rất nhiều trường đại học được thành lập và người dân dù phải bán cả đất đai và gia súc cũng phải lo cho con em mình được đến trường. Dù có phải giảm bớt tiển ăn, tiền mặc, người Hàn Quốc cũng không tiếc chi tiêu cho tiền học phí.

Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lee Sung Man nguyên là một nhà giáo dục xuất thân là tiến sĩ chuyên ngành triết học tại Đại học Princeton của Mỹ. Ngay cả trong thời kỳ chiến tranh liên Triều, ông vẫn hết lòng vì giáo dục. Vào năm 1961, cuộc cách mạng ngày 16/5 do tướng quân Park Chung Hee lãnh đạo nổ ra. Vào thời bấy giờ, tại nhiều khu vực như Trung Đông, Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á cũng diễn ra các cuộc cách mạng quân sự, đảo chính quân sự. Các cuộc cách mạng quân sự này cuối cùng cũng bị sụp đổ bởi chế độ độc tài hoặc sự suy tàn của quốc gia và sự thất bại chính sách. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền Park Chung Hee đã thay đổi ý thức của người dân với trọng tâm là “Phong trào làng mới” thay đổi diện mạo của Hàn Quốc từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nước công nghiệp nặng hóa học và đạt được những thành tựu phát triển kinh tế ngoạn mục. Tổng thống Park Chung Hee bị phê phán rất nhiều bởi khuynh hướng độc tài vào giai đoạn sau của nhiệm kỳ cầm quyền, tuy nhiên cũng rất nhiều ý kiến nhất trí rằng sự phát triển kinh tế ngoạn mục của Hàn Quốc ngày nay chính là nhờ có công lớn nhất của ông.

Đa phần các nhà cầm quyền quân sự của các nước khác đã thất bại, vậy tại sao Tổng thống Park Chung Hee lại thành công? Tôi cho rằng đó là nhờ ADN nhà giáo dục của ông. Trước khi đi nghĩa vụ quân sự, Tổng thống Park Chung Hee đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm và từng làm giáo viên. Ông mang trong mình ADN của một người lính và ADN của một nhà giáo dục. Tôi cho rằng đây chính là điều quyết định sự khác biệt giữa ông và những nhà lãnh đạo xuất thân từ quân nhân. Phong trào “Xây dựng làng mới” mà các bạn đều biết đó chính là giáo dục thay đổi ý thức của người dân và giáo dục cải thiện cuộc sống của người dân. Ông đã liên tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục theo đúng tinh thần của một nhà giáo dục và luôn ưu đãi tất cả những ai làm giáo dục. Tôi nghĩ ông chính là “Tổng thống giáo dục”. Nhờ có nguồn nhân lực được đào tạo nên mục tiêu công nghiệp hóa cũng đã thành công và nhờ có những người dân được giáo dục đầy đủ nên sau đó quá trình dân chủ hóa cũng được thực hiện. Dân chủ hóa không chỉ được thực hiện bằng cuộc cách mạng dân chủ. Khi có nền tảng kinh tế và người dân được giáo dục thì dân chủ hóa mới được thành công rực rỡ.

Vào thời Tổng thống Kim Dae Jung, cuộc cách mạng giáo dục một lần nữa đã nổ ra. “Công nghiệp hóa dù muộn thì thông tin hóa vẫn phải đi trước một bước”, đây chính là tiêu ngữ toàn dân thời bấy giờ. “Dòng chảy thứ 2” được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp do tiếp nhận muộn nên người dân đã phải chịu nỗi thống khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật, nhưng tất cả người dân đều đồng tình rằng cần phải chuẩn bị đối phó trước với “dòng chảy thứ 3”. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt chính sách những hoạt động như “Phong trào văn hóa thông tin”, “Giáo dục thông tin hóa”… và hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin khởi nghiệp. Đây chính là nền tảng thúc đẩy Hàn Quốc vươn lên trở thành cường quốc về công nghệ thông tin trên thế giới và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đi trước một bước đã dẫn dắt sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia của Hàn Quốc.

Ngày nay, tỉ lệ đỗ đại học của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc là 85%. Đây là tỉ lệ cao nhất thế giới và giáo dục trọn đời của Hàn Quốc cũng đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Thậm chí tại các trung tâm thương mại còn tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng dành cho khách hàng. Số du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ cũng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tương lai, hệ thống giáo dục của Hàn Quốc sẽ được phát triển theo hình thức học tập thông minh, giúp cho bất kỳ ai cũng có thể thoải mái học vào bất kỳ thời gian nào, tại bất kỳ đâu trong môi trường kỹ thuật số. Hiện nay, Đại học Truyền hình và Viễn thông Hàn Quốc đã đào tạo 520.000 sinh viên hoặc Đài truyền hình giáo dục EBS đều đang tăng cường giáo dục mở và giáo dục trọn đời.

“Giáo dục thay đổi số phận” nếu đào tạo cán bộ thay đổi số phận thì số phận quốc gia cũng được thay đổi. Bản thân tôi với tư cách Giám đốc phụ trách Viện Đào tạo cán bộ Trung ương Hàn Quốc nên tôi vừa cảm thấy tinh thần trách nhiệm lớn lao, vừa cảm nhận được sự hữu ích từ công việc này. Viện chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ với Việt Nam. Kể từ sau khi đảm nhận Giám đốc COTI vào năm ngoái, tôi luôn tâm niệm khẩu hiện giáo dục này và nó phản ánh quan niệm về giáo dục của tôi.

Related

New 2109889236656366549

Đăng nhận xét

emo-but-icon

TÌM TRƯỜNG

Seoul (21) Busan (6) Gyeonggi do (5) Suwon (4) Daejeon (2) Gwangju (2) Incheon (2) Ulsan (2) Ansan (1) Cheonan (1) Cheongju (1) Chungju (1) Daegu (1) Daejon (1) Gyeongju (1) Gyeongsang (1) Jeju (1) Jeonju (1) Mapo (1) Pohang (1) Sangnok-gu (1) Seongdong-gu (1)

Recent Posts

Thời tiết

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -