CHAEBOL - đóng góp hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc

CHAEB OL - đóng góp hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc Hàn Quốc trở thành 1 trong 4 "con hổ" của châu Á, và là nền k...

CHAEBOL - đóng góp hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc

Hàn Quốc trở thành 1 trong 4 "con hổ" của châu Á, và là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới (theo GDP năm 2016), thoát khỏi cảnh nghèo đói do chiến tranh tàn phá chỉ trong vòng 4 thập kỷ, phần lớn là nhờ vào các Chaebol.

Chaebol là danh từ chỉ các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Hàn Quốc như Hyundai, Samsung, LG, Daewoo, Lotte, SK,...
Chaebol là danh từ chỉ các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Hàn Quốc như Hyundai, Samsung, LG, Daewoo, Lotte, SK,... 
Chaebol là danh từ chỉ các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Hàn Quốc như Hyundai, Samsung, LG, Daewoo, Lotte, SK,... Họ là các tập đoàn gia đình, được sự hậu thuẫn của chính phủ trong các chính sách thuế và vốn, đóng góp vào hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của HQ bao gồm đủ các lĩnh vực từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ như đồ điện tử, gia dụng, ô tô, hàng tiêu dùng, tài chính, giải trí,... Họ góp phần vào sự "lột xác" của nền kinh tế HQ, từ một đất nước nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá trở thành một trong những nước công nghiệp mới lớn nhất thế giới. Các Chaebol hiện đang kiểm soát hơn 40% nền kinh tế HQ.

Các Chaebol được hình thành sau thế chiến thứ 2 nhờ tiếp quản lại các công ty của Nhật Bản thời bị chiếm đóng, và thực sự vươn lên mạnh mẽ dưới thời của tổng thống Park Chun Hee. Tổng thống Park đã vạch ra kế hoạch tập trung phát triển công nghiệp để các Chaebol thực hiện. Để các Chaebol yên tâm thực thi nhiệm vụ, chính phủ chủ động cho các Chaebol vay với lãi suất rất thấp thông qua các ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng quốc doanh còn được lệnh phải bảo lãnh nợ nước ngoài cho các Chaebol, để họ có thể vừa thoải mái tiếp cận nguồn tín dụng trong nước, vừa "vô tư" đi vay nợ nước ngoài. Tổng thống Park cũng giảm thuế đánh vào các Chaebol, đặc biệt là các công ty xây dựng, khi chính phủ bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng như đường cao tốc và cầu ở Hàn Quốc. Chính nhờ những chính sách ưu đãi này, các Chaebol nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới.

Cùng với ngành đóng tàu, công nghiệp ô tô Hàn Quốc là nhân tố quan trọng sản sinh ra một “con rồng châu Á” với GDP năm 2016 đạt 1.411 tỷ USD. Nền công nghiệp ô tô Hàn Quốc hiện đứng thứ 5 thế giới cả về sản xuất và xuất khẩu, với khoảng 5 triệu xe mỗi năm.

Để có được nền công nghiệp ô tô phát triển chóng vánh như vậy, chính phủ HQ đã có những bước đi cực kỳ hợp lý như chiến lược thu hút công nghệ. Để các nhà sản xuất trong nước nhanh chóng nắm bắt được công nghệ của nước ngoài, khi ngành sản xuất ô tô bắt đầu hình thành tại HQ, ngoài việc hạn chế nhập khẩu, chính phủ nước này không cho phép các nhà sản xuất nước ngoài được tham gia thị trường nếu không liên doanh với các nhà sản xuất trong nước. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong nước đã từng bước nắm được công nghệ cao từ các đối tác nước ngoài có nền công nghiệp ô tô hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Ban đầu các doanh nghiệp ô tô HQ chủ yếu là lắp ráp. Và năm 1975, HQ đã có được chiếc xe "Made in South Korea" sản xuất từ A-Z đầu tiên - chiếc Hyundai Pony. Chiếc xe này được thiết kế từ Italia và sản xuất dựa trên công nghệ của Mitsubishi Nhật Bản nhờ quá trình liên doanh học hỏi.

Bên cạnh đó, để tạo ra một chuỗi cung ứng hoàn hảo, tại HQ, các nhà sản xuất ô tô gắn kết rất chặt chẽ với các nhà cung cấp thông qua những hợp đồng dài hạn. Qua đó, nhà cung cấp linh kiện sẽ tham gia toàn bộ quá trình phát triển một chiếc xe ô tô, chia sẻ những thông tin quan trọng như mục tiêu chi phí, lợi nhuận dự kiến,... Các doanh nghiệp ô tô HQ có được sự hợp tác, hỗ trợ từ các nhà cung cấp trên cơ sở lợi ích chung, nhờ đó giảm thời gian và chi phí cho hoạt động thiết kế, nghiên cứu kỹ thuật... Nhờ mối liên kết chặt chẽ này, các nhà sản xuất ô tô HQ như Hyundai và Kia đã mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, kéo theo các đối tác sản xuất linh kiện, phụ tùng. Nhờ đó, họ cắt giảm được những chi phí không cần thiết, rút ngắn thời gian sản xuất đáng kể và tăng cường quá trình trao đổi thông tin giữa các bên, giúp các nhà sản xuất HQ có thể giảm thời gian cho ra đời một mẫu xe mới xuống còn 3 năm, so với 5­ đến 6 năm tại các quốc gia phương Tây. Nói cách khác, sự liên kết chặt chẽ với các nhà cung ứng đã giúp các hãng ô tô HQ tiết kiệm được hàng triệu USD và giảm đáng kể những rủi ro trong quá trình nghiên cứu, phát triển, sản xuất. Năm 2012, hơn 50% sản lượng của Hyundai được sản xuất bên ngoài HQ.

Bằng những chiến lược thông minh và sự hậu thuẫn của chính phủ cùng với cách vận hành khôn ngoan của các nhà sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn HQ đã làm chủ công nghệ và tạo ra được những chiếc ô tô chất lượng toàn cầu, thúc đẩy đưa nền kinh tế phi mã, đặc biệt là Hyundai đã trở thành thương hiệu ô tô lớn thứ 4 thế giới, cùng với Samsung, LG và SK - 4 Chaebol lớn nhất được dân Hàn ưu ái gọi là tứ trụ - 4 trụ cột chống giữ nền kinh tế nước nhà.

Facebook: Tuấn Nguyễn

//Bài viết nhân sự kiện Vingroup quyết định nhảy vào ngành ô tô với thương hiệu VinFAST. Chưa rõ cách làm của họ ra sao nhưng hiện tại, chỉ thấy mỗi Vingroup là có khả năng trở thành một Chaebol của Việt Nam, mặc dù so với HQ thì ở Việt Nam sẽ gian nan và khó khăn vất vả hơn nhiều, chặng đường còn xa lắm.

Related

Culture 1017110924025791298

Đăng nhận xét

emo-but-icon

TÌM TRƯỜNG

Seoul (21) Busan (6) Gyeonggi do (5) Suwon (4) Daejeon (2) Gwangju (2) Incheon (2) Ulsan (2) Ansan (1) Cheonan (1) Cheongju (1) Chungju (1) Daegu (1) Daejon (1) Gyeongju (1) Gyeongsang (1) Jeju (1) Jeonju (1) Mapo (1) Pohang (1) Sangnok-gu (1) Seongdong-gu (1)

Recent Posts

Thời tiết

Random Posts

TỶ GIÁ NGOẠI TỆ

QUY ĐỔI TIỀN HÀN

item
- Navigation -